Virus Ebola: Làm sao ngăn chặn đại dịch bùng phát toàn cầu?

08/07/2014 10:55:00

Các nhà lãnh đạo và chuyên gia y tế châu Phi đang gặp nhau tại cuộc họp Ghana để cùng bàn luận một vấn đề quan trọng duy nhất: làm sao để ngăn chặn thành công đại dịch Ebola trước khi nó bùng phát mạnh hơn.
 


 

Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã cảnh báo rằng cần có một hành động kiên quyết để chặn đứng “kẻ giết người” nguy hiểm này.
 

Theo báo cáo, đã có 759 trường hợp mắc bệnh, trong đó 467 ca đã tử vong ở Guinea, Sierra Leone và Liberia tính đến ngày 30 tháng 6. Dịch bệnh bắt đầu bùng nổ từ tháng 3 năm nay.
 

Kết quả trên cho thấy đây là lần lây lan với số ca mắc bệnh và tử vong trên diện rộng nhất. Virus này có thể gây tử vong đến 90% số ca nhiễm bệnh.
 

Nhà khoa học đầu tiên phát hiện ra virus Ebola vào những năm 1970, Tiến sĩ Peter Piot, đã nói với đài CNN rằng đây là tình huống “chưa từng thấy” trong lịch sử.
 

“Một lần, và cũng là lần đầu tiên ở phía tây châu Phi, chúng tôi đã gặp sự bùng phát của dịch bệnh này.” – Ông nói –“Vào lần thứ hai, 3 nước đã có người mắc bệnh. Lần thứ ba, đây là lần đầu tiên dịch bệnh tiến vào trung tâm, thủ đô của các nước.”
 

Nguy cơ dịch bệnh rình rập đưa bộ trưởng 11 nước châu Phi đến gặp nhau trong cuộc họp lớn, gồm: Cộng hòa Dân chủ Congo, Gambia, Ghana, Guinea, Guinea-Bissau, Ivory Coast, Liberia, Mali, Senegal, Sierra Leone và Uganda. Đến dự cuộc họp có sự tham gia của các chuyên gia y tế về virus Ebola và đại diện từ WHO.
 

Các trường hợp mới mắc bệnh liên tục được báo cáo. Trong khoảng thời gian từ 25-30/6, đã có 22 trường hợp được báo cáo mắc bệnh ở Guinea, Liberia và Sierra Leone, trong đó 14 người đã tử vong.
 

Triệu chứng dịch bệnh
Ebola là viru giết người. Triệu chứng ban đầu hơi giống với cúm : đau đầu, sốt, mệt mỏi. Tiếp theo, sẽ giống như bộ phim kinh dị bạn từng xem : tiêu chảy nghiêm trọng, nôn mửa, trong khi virus phá hoại khả năng đông máu của cơ thể. Kết quả là bệnh nhân bị xuất huyết cả bên trong và bên ngoài. Rất nhiều người chết sau khoảng 10 ngày.
 

Những người đi du lịch có thể không hề biết họ đang mang theo virus chết người. Phải mất khoảng từ 2 đến 21 ngày thì một người mới có đấu hiệu mắc bệnh và bị ốm.
 

Tin tốt là Ebola không dễ dàng truyền bệnh như nhiều người lo lắng. Theo báo cáo của WHO, khi một bệnh nhân chưa rõ dấu hiệu, họ không thể truyền bệnh sang người khác, cho đến khi các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài.
 

Vào tháng 4, Nhà báo chuyên về dược học, Tiến sĩ Sanjay Gupta đã đi đến Conakry, Guinea để viết về quá kết quả điều trị bệnh nhân và tình hình ổ dịch. Ông viết: “Phải mất một thời gian mới có thể cảm nhận rõ những ảnh hưởng lớn từ sự việc đang xảy ra. Chúng ta biết rất nhiều về Ebola, và nó vẫn làm chúng ta run sợ như thể chúng ta chẳng hiểu gì về nó hết.”
 

Phòng chống dịch bệnh
Hội Những người Bác sĩ Không biên giới (MSF) vẫn đang tiếp tục chiến đấu với dịch bệnh từ tháng 3 đến nay. Nhưng trong một báo cáo mới nhất từ tuần trước, có viết: “Việc triển khai các nguồn lực quan trọng” là cần thiết cho các quốc gia vùng tây Phi. Các tổ chức khác cũng nói họ đang chạm đến giới hạn khả năng của tổ chức mình.
 

Virus Ebola từng bùng phát ở các vùng xa xôi, nơi dễ bị mắc bệnh hơn các thành phố. Nhưng dịch bệnh đã thay đổi, các bệnh nhân được phát hiện ở ở 60 vùng miền khác nhau tại Guinea, Sierra Leone and Liberia. Theo Tiến sĩ Bart Janssens: “Dịch bệnh đang người tầm kiểm soát”.
 

Các quan chức tin rằng dấu chân của dịch bệnh lan rộng phần nào là do khu rừng rậm, nơi virus phát hiện ra lần đầu lại gần kề với các thành phố, ví dụ như Conakry, thủ đô của Guinea. Nơi đây dân số khoảng 2 triệu người và có một sân bay quốc tế.
 

Vấn đề đang trở nên phức tạp, các quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh lại gặp những thách thức lớn về cơ sở hạ tầng y tế.
 

Ngoài ra còn có vấn đề mất lòng tin đối với nhân viên y tế từ phía cộng đồng. Ở Sierra Leone và Guinea, WHO cho biết người dân đã ném đá vào nhân viên y tế khi họ cố gắng điều tra ổ dịch.
 

MSF báo cáo rằng: tuần trước, khi điều trị cho 470 người, 215 trường hợp gặp khó khăn vì lý do trên. Tuy nhiên, bây giờ còn "gặp khó khăn khi đối phó với số lượng lớn các trường hợp mới và địa điểm mới có dịch bệnh,"
 

Trong khi sự lo lắng đang tăng cao trong cộng đồng dân cư, báo cáo cho biết, các chính phủ và các nhóm xã hội dân sự đang không nỗ lực để xác nhận quy mô của dịch bệnh, giáo dục mọi người về cách ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này.
 

Một số tổ chức khác cũng tham gia giúp đỡ các nạn nhân là Samaritan Purse của, một tổ chức cứu trợ quốc tế Đạo Cơ đốc, có bác sĩ ở Monrovia, thủ đô của Liberia, và gần biên giới với Guinea.
 

Ngăn chặn virus có dễ dàng?
Chưa có phương thuốc chữa trị virus Ebola, nhưng người ta tin rằng bệnh dịch này có thể dập tắt. Tiến sĩ Peter Piot nói với CNN: “Phải tiếp xúc rất gần mới bị lây bệnh. Nên nếu chỉ lên xe bus chung với nhiễm bệnh Ebola thì không vấn đề gì.”
 

Những phương pháp phòng bệnh đơn giản như rửa tay xà phòng, tránh tiếp xúc với các tử thi nhiễm bệnh có thể tránh dịch bệnh lây lan rộng. Ông Piot nói thêm: “Đây là sự lây lan dịch bệnh vì hệ thống y tế rối loạn. Quá sợ virus, và thiếu niềm tin vào chính phủ, vào hệ thống y tế, chính điều đó mới thực sự tồi tệ, không kém gì dịch bệnh virus lan tràn thực sự vậy.”
 

 
 

Theo Sức Khỏe Đời Sống - 06/07/2014

Các tin đã đăng