TUẦN LỄ TƯ VẤN: VI KHUẨN HP DẠ DÀY - HIỂU VÀ ĐIỀU TRỊ ĐÚNG

01/04/2021 10:06:00


 
KIẾN THỨC Y KHOA VỀ VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI (H.P)
Người Việt ăn uống “chung đụng” dễ nhiễm khuẩn H.P gây ung thư dạ dày
Thói quen ăn uống "chung đụng" như chấm chung một chén mắm, uống chung ly rượu hay gắp chung đôi đũa... của người Việt khiến vi khuẩn H.P dễ lây lan gây viêm loét dạ dày - tá tràng và ung thư dạ dày...>> Xem tiếp

Dấu ấn CIM – Điểm mới trong các xét nghiệm nhiễm H.P
Việc khẳng định sự hiện hữu của vi khuẩn H.P có thể dùng các xét nghiệm không xâm hại (bao gồm các xét nghiệm urea hơi thở, xét nghiệm tìm kháng nguyên trong phân và các xét nghiệm huyết thanh khác) hoặc dùng một kỹ thuật xâm hại là nội soi dạ dày làm sinh thiết và làm tiếp các xét nghiệm urease nhanh, mô học hoặc nuôi cấy...>> Xem tiếp

Cảnh báo vi khuẩn H.P gây viêm loét dạ dày kháng thuốc
Người bệnh nhiễm vi khuẩn H.P bị kháng thuốc ngay lần đầu sử dụng hoặc kháng thuốc trong quá trình điều trị ngày càng nhiều. Vi khuẩn H.P có thể dẫn tới ung thư, cộng đồng cần lưu tâm khám bệnh sớm, để được kịp thời...>> Xem tiếp

 
VIDEO TƯ VẤN CỦA BÁC SĨ
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (H.P)
Ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, tỷ lệ nhiễm H.P ở người trưởng thành lên đến 70%. Đến 90% người bệnh viêm dạ dày có sự hiện diện của khuẩn H.P. Tỷ lệ này ở nhóm loét dạ dày - tá tràng là 75 đến 85%, từ 80 đến 95% bệnh nhân bị biến chứng thủng do loét dạ dày - tá tràng.
 
 
Viêm loét dạ dày do H.P và hướng điều trị
Người bệnh cho biết anh và mẹ ruột đã bị viêm dạ dày có vi khuẩn H.P. Trước đây, anh đã 2 lần nhập viện vì xuất hiện những cơn đau ác tính, vì thế anh cảm thấy rất băn khoăn, lo lắng vì tình trạng bệnh của mình... Mời Quý vị theo dõi tư vấn của TS BS. Võ Duy Long – Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM về trường hợp này.

CÁC BỆNH DO VI KHUẨN H.P GÂY RA
Viêm dạ dày và loét dạ dày - tá tràng
Nhiễm H.P có thể là một trong những nguyên nhân gây ra viêm, loét dạ dày - tá tràng và kể cả ung thư dạ dày. H.P lây nhiễm qua đường tiêu hóa do ăn uống, lây trực tiếp từ nước bọt hoặc qua các dụng cụ y tế thực hiện tại ống tiêu hóa không được khử khuẩn sạch.>> Xem tiếp

Cẩm nang dinh dưỡng cho người bệnh viêm loét dạ dày
Việc duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp người bệnh viêm loét dạ dày giảm triệu chứng liên quan đến bữa ăn; giảm căng dạ dày, duy trì tốc độ thoát lưu bình thường của thức ăn; giảm kích thích gây tăng tiết dịch vị, thúc đẩy phục hồi các tổn thương ở niêm mạc dạ dày đồng thời giải quyết các hậu quả do thiếu hụt dinh dưỡng.>> Xem tiếp

4 nguy cơ khiến căn bệnh ung thư dạ dày sớm “gõ cửa”
Ung thư dạ dày chưa xác định rõ nguyên nhân, nhưng một số yếu tố nguy cơ liên quan tới ăn uống, thói quen sinh hoạt môi trường sống làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.>> Xem tiếp

Xuất huyết tiêu hóa trên
Xuất huyết tiêu hóa trên được định nghĩa là những trường hợp xuất huyết có nguồn gốc từ thực quản, dạ dày và tá tràng (từ góc Treitz trở lên). Xuất huyết tiêu hóa trên xảy ra nhiều gấp 4 lần so với xuất huyết tiêu hóa dưới và là nguyên nhân chính gây ra nhiều biến chứng và tử vong. >>Xem video


GIỚI THIỆU KHOA TIÊU HOÁ
Các bệnh đường tiêu hoá được xem là những loại bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Mỗi ngày, Khoa Tiêu hoá Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD TPHCM) tiếp nhận trung bình 700 người bệnh đến khám, và lượng người bệnh đến điều trị tăng khoảng 15-20% mỗi năm. Hiểu được mong muốn khám, chữa bệnh của người dân, Khoa Tiêu hoá BV ĐHYD TPHCM luôn tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và dịch vụ chăm sóc đạt chuẩn. Với phương châm “Chất lượng – Chuyên sâu – An toàn”, Khoa đã nhận được sự tín nhiệm của hàng triệu người dân từ khắp các tỉnh, thành trên cả nước nhờ áp dụng các biện pháp điều trị đa mô thức, kết hợp nhiều phương pháp hiện đại để chẩn đoán sớm và đạt hiệu quả điều trị tối ưu nhất. >> Xem tiếp

 

Các tin đã đăng