TUẦN LỄ TƯ VẤN “KIỂM SOÁT NHỊP TIM Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ BỆNH MẠCH VÀNH”

25/04/2021 07:20:00



KIẾN THỨC Y KHOA VỀ NHỊP TIM, BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ BỆNH MẠCH VÀNH

Rối loạn nhịp tim: Chớ xem thường
Trung bình mỗi ngày tim đập trên 100.000 lần, bơm 2.000 lít máu đi nuôi cơ thể và hoạt động suốt đời. Nhịp tim bình thường ở người trưởng thành dao động từ 60 - 100 nhịp/phút. Nếu nhịp tim không ở ngưỡng trên hoặc xuất hiện triệu chứng như ngừng tim, bỏ nhịp, hay đánh trống ngực thì đó là dấu hiệu bị rối loạn nhịp tim. >> Xem tiếp
Những điều cần biết về nhịp tim chậm
Nếu tim của bạn đập dưới 60 nhịp trong 1 phút thì được xem là chậm hơn bình thường. Ở một số người, nhịp tim chậm là dấu hiệu của bất thường hệ thống điện học trong tim. Điều này có nghĩa, ổ phát nhịp tự nhiên của tim không hoạt động thích hợp hoặc đường dẫn truyền điện học trong tim bị tắc nghẽn. Trong trường hợp nhịp chậm quá mức tim không bơm đủ máu cho nhu cầu của cơ thể, khi đó có thể gây ra triệu chứng, thậm chí đe dọa tính mạng. >> Xem tiếp
Rung nhĩ - Rối loạn nhịp tim thường gặp nhất
Rung nhĩ chiếm 30% tổng số trường hợp nhập viện vì bệnh tim, có thể gây đột quỵ, suy tim và tử vong. Triệu chứng thường gặp bao gồm: nhịp tim nhanh, không đều; cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực; đau hoặc cảm giác tức, nặng ngực, khó thở, mệt mỏi, hụt hơi. >> Xem tiếp
Cơn tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh mạn tính, gây tổn thương lên các tạng khác nhau như tim, mạch máu, thận… và thường kéo dài trong nhiều năm. Tuy nhiên, huyết áp có thể có lúc tăng một cách nhanh chóng và đủ nghiêm trọng để được xem là cơn tăng huyết áp (cơn THA). Để giảm các tỷ lệ biến chứng và tử vong, cần nhanh chóng đánh giá chức năng các tạng có liên quan và tình trạng gia tăng huyết áp để xác định phương thức điều trị phù hợp nhất. >> Xem tiếp
Những nguy cơ gây bệnh động mạch vành
Những người có cùng lúc nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành trong cùng một thời điểm, như vừa có đái tháo đường, vừa có tăng huyết áp, lại có thêm rối loạn mỡ trong máu. Điều này làm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và tử vong do bệnh sẽ tăng lên nhiều lần khi có “hội tụ” nhiều yếu tố nguy cơ bệnh. Sự gia tăng nguy cơ này có thể theo quy luật cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng. >> Xem tiếp
Cẩm nang về dinh dưỡng trong bệnh lý tim mạch
Bệnh tim mạch là bệnh lý ở tim và mạch máu như mạch máu não, ngực, bụng… Xơ vữa mạch máu: là sự tích tụ mỡ, cholesterol trong thành mạch máu gây hẹp lòng mạch, xơ cứng mạch máu, giảm, tắc nghẽn lưu thông máu gây tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim. Nên giữ cân nặng ổn định, tránh béo phì, béo bụng, ăn vừa đủ lượng thức ăn trong ngày, không ăn quá thừa năng lượng. Duy trì BMI ở mức bình thường 18,5 – 25. >> Xem tiếp

TƯ VẤN CỦA BÁC SĨ
Trẻ bị nhịp tim nhanh, phải làm sao?
Trẻ có nhịp tim thường rất nhanh kể cả khi bé không chạy nhảy, có khi đến 120 nhịp/phút. Vậy nhịp tim bình thường của trẻ em là bao nhiêu? Khi nhịp tim của trẻ bất thường cha mẹ nên làm thế nào? Làm sao để các bà mẹ nhận biết trẻ bị loạn nhịp tim? Sau đây là tư vấn của PGS TS BS. Lê Minh Khôi – Trưởng Đơn vị Hình ảnh tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM về vấn đề này. >> Xem tiếp
Người bệnh nam 29 tuổi, tăng huyết áp vô căn cần điều trị như thế nào?
Bình thường huyết áp chỉ 100-110, nhịp tim 84-90. Nhưng khi lên cơn, người bệnh có cảm giác nặng, mệt, hồi hộp, khó thở, huyết áp từ 120-130, nhịp tim > 100, phải uống thuốc để hạ. Cơn lên không biết trước hoặc khi tinh thần - cảm xúc không ổn định, tức giận, lo lắng. Sau đây là tư vấn của PGS TS BS. Nguyễn Hoàng Định – Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch người lớn Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM về trường hợp này. >> Xem tiếp

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN
Những tiến bộ trong chẩn đoán hình ảnh bệnh tim – mạch
Những năm gần đây, nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị được ứng dụng đã mang lại cho người bệnh chất lượng sống cao hơn và tuổi thọ kéo dài hơn. Trong một số trường hợp, các phương tiện chẩn đoán hình ảnh còn giúp hướng dẫn phối hợp trong thủ thuật điều trị (chụp động mạch vành, siêu âm hướng dẫn đóng lỗ thông liên nhĩ...). >> Xem tiếp

PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT RỐI LOẠN NHỊP TIM
Đốt điện sinh lý điều trị các ca rối loạn nhịp tim phức tạp
BSCKI. Lương Cao Sơn - Phó Trưởng khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, rối loạn nhịp tim trong một số trường hợp rất khó nhận biết, có thể nghiêm trọng hơn và thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Phương án triệt để nhất được áp dụng điều trị cho các trường hợp rối loạn nhịp mức độ nghiêm trọng, chính là đốt điện sinh lý là một trong những lựa chọn ưu tiên hàng đầu với rối loạn nhịp. 

Những điều cần biết về máy tạo nhịp vĩnh viễn
Máy tạo nhịp là một hệ thống bao gồm máy điều hòa nhịp tim và dây dẫn được cấy dưới da, thường ở vị trí xương đòn bên trái. Thiết bị này có nhiệm vụ xử lí, điều hòa các rối loạn nhịp tim như nhịp bất thường, nhịp bị gián đoạn, hay bị nhịp chậm. >> Xem tiếp

GIỚI THIỆU TRUNG TÂM TIM MẠCH
Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM được thành lập từ năm 2012, trên nền tảng kết hợp chặt chẽ giữa các bác sĩ thuộc nhiều lĩnh vực tim mạch trong Bệnh viện. Trung tâm Tim mạch có các nhóm hoạt động chính là Nội tim mạch, Phẫu thuật tim mạch, Can thiệp tim mạch, Nhịp tim học, Hình ảnh học tim mạch luôn phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng. Đây là nơi chẩn đoán, điều trị, giảng dạy và nghiên cứu khoa học về tim mạch mang tầm quốc tế, thực hành chuẩn mực với những kiến thức chuyên sâu trong tầm soát, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý tim mạch. >> Xem tiếp


 

Các tin đã đăng