Những điều cần biết về rung nhĩ: Dùng thuốc và chế độ dinh dưỡng

25/04/2021 22:08:00


RUNG NHĨ LÀ:
 - Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất.
 - Chiếm 30% tổng số trường hợp nhập viện vì bệnh tim; có thể gây đột quỵ, suy tim và tử vong
 TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP 
 - Nhịp tim nhanh, không đều.
 - Hồi hộp, đánh trống ngực.
 - Đau hoặc cảm giác tức, nặng ngực.
 - Khó thở.
 - Yếu ớt, mệt mỏi.
 - Hụt hơi.
 BIẾN CHỨNG CỦA RUNG NHĨ 
 - Đột quỵ
 - Tắc động mạch tại các chi, lách, thận,…
 - Suy tim
 YẾU TỐ NGUY CƠ 
 - Yếu tố không thể thay đổi:
+ Tuổi trên 60.
+ Tăng huyết áp.
+ Bệnh động mạch vành.
+ Suy tim + Bệnh lý van tim.
 - Những yếu tố có thể kiểm soát:
+ Đang thừa cân hoặc béo phì.
+ Uống quá nhiều rượu.
+ Hút thuốc.
+ Sử dụng chất kích thích: cà phê, rượu bia,…
 ĐIỀU TRỊ 
- Kiểm soát tần số tim: Cordaron, Concor, Betalok zok,…
- Phòng ngừa cục máu đông: tránh hình thành cục máu đông.
+ Thế hệ cũ: Acenocoumarol (Sintrom)
+ Thế hệ mới: Dabigatran (Praxada), Rivaroxaban (Xarelto)
- Thuốc điều trị rối loạn nhịp
+ Amiodarone (Cordarone): dạng tiêm truyền tĩnh mạch.
Tác dụng phụ: Tại chỗ: gây viêm tĩnh mạch, mạch chậm, hạ huyết áp,…
+ Amiodarone (Cordarone): dạng uống
Tác dụng phụ: Chói mắt khi ra ánh sáng, da nhạy cảm ánh sáng: nổi ban đỏ,…
- Thuốc kháng đông phòng ngừa huyết khối:
+ Acenocoumarol (Sintrom):Là thuốc kháng Vitamin K.
Hạn chế dùng chung với thuốc: Paracetamol, aspirin, clopidogrel, một số loại kháng sinh, một số thuốc ngủ,…
+ Dabigatran (Praxada), Rivaroxaban (Xarelto) : Ngăn chặn quá trình đông máu. Có thể dùng lúc đói hoặc no. Gây đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, nôn,…
 THEO DÕI TRONG DÙNG THUỐC KHÁNG ĐÔNG 
- Các vết thương lâu cầm máu.
- Chảy máu chân răng, chảy máu cam.
- Xuất hiện những mảng bầm tím ở tay, chân, thân mình,…
- Kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường, rong kinh,…
- Đại tiện ra máu hoặc phân đen: màu giống bã cà phê.
- Ho hoặc nôn ra máu.
- Tiểu máu: Nước tiểu màu đỏ, hồng hoặc màu nâu, hoặc lẫn máu cục lợn cợn,…
 SỬ DỤNG THUỐC NHƯ THẾ NÀO 
- Uống đúng liều theo toa của bác sĩ.
- Không được tự ý uống thuốc hoặc cho người khác uống mà không có chỉ định của bác sĩ.
- Nên uống thuốc kháng đông vào một giờ nhất định trong ngày.
- Nên uống thuốc liên tục đến ngày tái khám.
- Thông báo cho bác sĩ biết đang sử dụng kháng đông nếu làm phẩu thuật, thủ thuật, tai nạn có chảy máu.
- Người bệnh nữ nếu muốn có thai cần thông báo cho BS biết, theo dõi sát thai kỳ.
- Đến bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu:
- Chảy máu bất thường
- Nhức đầu, chóng mặt, hoặc yếu nửa người…
- Tê hoặc ngứa mặt, bàn tay, hoặc bàn chân.
- Đau, sưng, hay khó chịu ở cơ.
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG: 
1. Thực phẩm không nên sử dụng
- Chất kích thích: Rượu, thuốc lá, cafein
- Chất béo: mỡ động vật, bơ thực vật, các thực phẩm chế biến sẵn,…
- Thực phẩm giàu vitamin K: cải bó xôi, súp lơ xanh, gan bò hay heo, một số loại thảo mộc, măng tây,… đối với kháng đông như Sintrom.
- Bưởi và nước ép bưởi (chứa nhiều chất narigin) có thể cản trở hiệu quả của thuốc chống loạn nhịp (Cordarone)
- Muối: hạn chế thực phẩm nhiều muối: đồ hộp, đồ đông lạnh, tẩm ướp, đồ muối chua,…
2. Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, vitamin.


 

Các tin đã đăng