TUẦN LỄ TƯ VẤN “CHĂM SÓC ĐÚNG CÁCH CHO NGƯỜI BỆNH HEN SUYỄN TẠI NHÀ”

01/05/2021 15:48:00



KIẾN THỨC Y KHOA VỀ BỆNH HEN SUYỄN


Bệnh hen và cơn hen

Theo PGS TS BS. Lê Thị Tuyết Lan – Khoa Thăm dò chức năng hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV), nhiều người bệnh mắc hen phế quản chưa nhận thức đủ và đúng về căn bệnh nguy hiểm này, thường cho rằng khi nào có dấu hiệu của một cơn khó thở thì mới mắc hen phế quản; hay khi không có triệu chứng thì đã “khỏi bệnh”, nếu lại thấy khó thở là “bệnh mới tái phát lại”. >> Xem tiếp

 “Thủ phạm” của bệnh hen

Bệnh hen là một bệnh mãn tính ở đường hô hấp. Bệnh do "thủ phạm" như khói bụi, phấn hoa, nấm mốc, mạt nhà... gây ra. Nhiều tác nhân gây bệnh ở ngay trong gia đình. Trong một số trường hợp, mùi xăng xe hay mùi kim loại cũng có thể khiến bệnh hen phát tác tùy vào sự nhạy cảm của từng người. Ngoài ra, “thủ phạm” gây hen còn có thể là thực phẩm hải sản (tôm, cua, mực,…) hay các nhóm thực phẩm chứa nhiều protein. >> Xem tiếp

Đừng để chết do hen

PGS TS BS. Lê Thị Tuyết Lan – Khoa Thăm dò chức năng BV cho biết, dù có thuốc ngừa cơn hen giúp người bệnh sống khỏe và làm việc như bình thường nhưng hiểu biết của nhiều người bệnh về hen chưa đúng, dẫn đến hậu quả đau lòng. >> Xem tiếp

Cơn hen và thai phụ

TS BS. Nguyễn Như Vinh – Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp BV cho biết, cơn hen cấp thường xảy ra ở tuần 24 - 36 và nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi rút hô hấp. Khi thai phụ bị hen có thể đối mặt với các nguy cơ như tiền sản giật, xuất huyết âm đạo bất thường, cao huyết áp, sinh non hay làm nặng tình trạng nôn nghén. Trong khi đó đối với thai nhi, dễ xảy ra nguy cơ như giảm oxy từ mẹ đến nuôi bào thai gây chậm phát triển bào thai, sinh non, sinh nhẹ ký hoặc tăng tử vong chu sinh. >> Xem tiếp

PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH HEN

Xử trí thế nào khi gặp cơn hen phế quản cấp?

Theo PGS TS BS. Lê Thị Tuyết Lan – Khoa Thăm dò chức năng hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV), người mắc hen phế quản mạn tính hầu hết đều đã có những kinh nghiệm nhất định trong việc xử trí khi gặp cơn hen phế quản, tuy nhiên không phải kinh nghiệm nào cũng đúng, thậm chí có những biện pháp gây tác dụng ngược lại hoàn toàn không hề có lợi cho người bệnh hen phế quản. >> Xem tiếp

5 sai lầm thường gặp khi xử trí cơn hen

TS BS. Nguyễn Như Vinh – Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, thiếu sót trong chăm sóc bệnh hen chính là nguyên nhân gây tử vong nhanh chóng. Đến nay, bác sĩ hay gặp nhất 5 sai lầm trong việc chăm sóc sức khỏe tại nhà người bệnh hen hay mắc phải. >> Xem tiếp     

Những lưu ý để kiểm soát tốt bệnh hen tại nhà

Hen là một bệnh mạn tính đòi hỏi phải điều trị lâu dài, phần lớn thời gian điều trị diễn ra tại nhà thông qua việc người bệnh sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, chủ động tránh các yếu tố bất lợi cho bệnh và xử lý các cơn hen cấp nhẹ nếu xảy ra. Do vậy, bệnh hen có được kiểm soát tốt hay không, tình trạng cấp cứu hay tử vong có xảy ra hay không phụ thuộc rất lớn vào việc tuân thủ điều trị tại nhà. >> Xem tiếp
 
VIDEO TƯ VẤN CỦA BÁC SĨ

Khỏe mạnh tại nhà cho người bệnh hen suyễn

Hãy cùng theo dõi chia sẻ của TS BS. Nguyễn Như Vinh - Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp BV về bệnh hen suyễn. Talkshow nằm trong chuỗi chương trình tư vấn trực tuyến “Khỏe mạnh tại nhà” do BV tổ chức.
 


Bệnh hen suyễn

ThS BS. Hoàng Đình Hữu Hạnh - Khoa Thăm dò chức năng hô hấp BV cho biết, hen suyễn là bệnh cơ năng của phổi. Biểu hiện bằng những cơn khó thở, chủ yếu là khó thở ra do co thắt cơ trơn của phế quản mà nguyên nhân là dị ứng đối với một số chất như bụi nhà, lông thú, phấn hoa… Cũng có khi do chất ăn uống như tôm, cua, cá, trứng. Ngoài ra, thay đổi thời tiết, gió mùa đông bắc lạnh như ở Việt Nam cũng có ảnh hưởng rất rõ đến cơn hen. >> Xem tiếp

GIỚI THIỆU KHOA THĂM DÒ CHỨC NĂNG HÔ HẤP 

Với phương châm “Thở dễ, làm việc hiệu quả, sống chất lượng”, Khoa Thăm dò chức năng hô hấp BV thấu hiểu tầm quan trọng của hơi thở trong chất lượng cuộc sống. Không chỉ là nguồn gốc của sự sống, hơi thở gắn liền với những hoạt động hằng ngày mà chúng ta ít nhận ra như giấc ngủ, khả năng vận động, khả năng giao tiếp… Nếu hoạt động đường thở diễn ra tốt sẽ đem đến chất lượng cuộc sống hoàn hảo. Khoa là địa chỉ tin cậy của hàng triệu người dân trong quá trình điều trị các bệnh lý hô hấp không lây như hen, suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)…. 
>> Xem tiếp

 


 

Các tin đã đăng