Bài tập phòng và chữa trị Hội chứng ống cổ tay

24/03/2016 10:14:00

Phụ nữ dễ thường bị hội chứng ống cổ tay gấp ba lần nam giới. Vì thế, bạn hãy tập các bài tập để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh
 

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng nhiều ngón tay và bàn tay bị đau, tê, có thể lan rộng lên cả cẳng tay hay cánh tay. Triệu chứng đau, tê, khó chịu là do sự chèn ép của dây thần kinh giữa trong ống cổ tay. Triệu chứng có thể xuất hiện khi bạn làm động tác co gấp duỗi cổ tay hoặc nâng cánh tay (lái xe, cầm điện thoại, sách báo, đánh máy…).
 

Về lâu dài, bàn tay có thể bị yếu ảnh hưởng đến vận động, dễ làm rơi đồ vật khi cầm nắm. Nếu thường xuyên có các triệu chứng này, bạn cần đến bác sỹ khám. Nếu không điều trị, có thể gây tổn thương dây thần kinh và cơ nghiêm trọng hơn. Sau đây là các động tác để phòng ngừa và hỗ trợ chữa trị hội chứng ống cổ tay.
 

BÀI TẬP PHÒNG NGỪA – 3 BÀI TẬP CỔ TAY

Dưới đây là ba động tác cơ bản, đơn giản, không đòi hỏi phải tập thêm với bất cứ thiết bị nào. Bạn có thể tập các bài tập này tại bàn làm việc, khi xếp hàng hoặc bất cứ lúc nào có thể. Các vấn đề của hội chứng ống cổ tay có thể phòng được bằng cách tập duỗi nhiều lần trong ngày. Do đó, bạn có thể bảo vệ cổ tay bằng cách dành ra ít phút mỗi ngày để tập theo những hướng dẫn sau:
 

1. ĐỘNG TÁC “NHỆN HÍT ĐẤT”
Động tác này làm duỗi cân gan bàn tay (gân của gan bàn tay), các cấu trúc trong ống cổ tay và dây thần kinh giữa bị kích thích trong hội chứng ống cổ tay.
 

hoi chung ong co tay hinh anh 1

1. Ép hai bàn tay vào nhau như ở tư thế cầu nguyện nhưng quay xuống dưới.
2. Xếp các ngón tay thành hình tháp chuông ngược giống ảnh bên. Thực hiện 5 lần, mỗi lần 5 nhịp đếm.
 

2. RUNG LẮC, “GIŨ TUNG” HAI BÀN TAY

hoi chung ong co tay hinh anh 2

Vẫy bàn tay giống như bạn đang “giũ tung” các ngón tay cho khô sau khi vừa rửa tay. Mỗi giờ, bạn vẫy một hay hai lần, làm cho các gân gấp ngón tay và dây thần kinh giữa khỏi bị bóp chặt, tù túng vào ban ngày.
 

3. ĐỘNG TÁC CĂNG DUỖI SÂU NHẤT

hoi chung ong co tay hinh anh 3

1. Đưa thẳng một tay ra trước, khuỷu tay thẳng và úp lòng bàn tay xuống dưới.
2. Các ngón dang nhẹ và dùng bàn tay còn lại gấp nhẹ nhàng cổ tay xuống dưới, căng duỗi cổ tay và các ngón càng nhiều càng tốt.
3. Khi bạn cảm thấy cổ tay linh hoạt mềm dẻo tối đa, giữ tư thế này 20 giây.
4. Tập ba lần mỗi bên và cố gắng làm mỗi giờ. Mỗi ngày tập nhiều lần, cổ tay bạn sẽ mềm dẻo sau vài tuần lễ.
 

BÀI TẬP HỖ TRỢ CHỮA TRỊ

1. BÀI TẬP PHỤC HỒI ỐNG CỔ TAY
Mục đích của các bài tập này là làm tăng tuần hoàn của bàn tay và cổ tay, do đó làm giảm phù và kích thích các mô mềm khỏe hơn (các cơ, các dây chằng và các gân). Tất cả nhằm làm giảm các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay.
 

hoi chung ong co tay hinh anh 4
Vận động cổ tay

hoi chung ong co tay hinh anh 5
Vận động cổ tay

hoi chung ong co tay hinh anh 6
Gấp duỗi cổ tay

hoi chung ong co tay hinh anh 7
Tăng cường sức nắm

2. CÁC BÀI TẬP CƠ THANG

hoi chung ong co tay hinh anh 8
Bài tập các cơ thang

hoi chung ong co tay hinh anh 9
Ưỡn ngực

hoi chung ong co tay hinh anh 10
Căng duỗi các cơ bậc thang

hoi chung ong co tay hinh anh 11
Căng duỗi các cơ ngực

hoi chung ong co tay hinh anh 12
Siết gân các xương vai
 

CÁC BÀI TẬP “TRƯỢT GÂN”
Những bài tập “trượt” này cũng sẽ giữ cho tầm vận động của các ngón tay và cổ tay tốt. Điều quan trọng là phải tập theo đúng trình tự của các hình trên. Thực hiện 5 chu kỳ/lần, 3 hay 4 lần mỗi ngày. Bạn cần lưu ý rằng tập căng duỗi mỗi ngày là một phần quan trọng cho sức khỏe của bạn. Vì vậy, bạn có thể tìm hiểu các bài tập về căng duỗi khác để thực hành thêm. Căng duỗi làm cho mọi bộ phận của cơ thể được tăng tưới máu, tăng vận động và có được sự linh hoạt.
 

hoi chung ong co tay hinh anh 13
 

LƯU Ý: Một số bệnh nhân lúc đầu cho rằng các bài tập đơn giản này có thể không giúp ích. Song nếu kiên trì thực hiện đều đặn cùng với các bài tập khác và các điều trị không phẫu thuật (mang các nẹp đêm khi ngủ và dùng các túi cổ tay ban ngày khi làm việc, sử dụng kem, gel giảm đau và các túi chườm đá), kết quả cho thấy hội chứng ống cổ tay được cải thiện.

ThS – BS. TRẦN NGUYỄN PHƯƠNG, Khoa Chấn thương – Chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM – Người mẫu: ĐAN CHA – Ảnh: ANH DŨNG
Theo http://tiepthigiadinh.sunflower.vn/

Các tin đã đăng